Đơn vị trực thuộc
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC: PHÒNG THÍ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG
Phòng thí nghiệm Môi trường – Khoa Môi trường đã được Văn phòng công nhận chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 (Số hiệu VILAS 955) cấp ngày 18 tháng 10 năm 2016 với 14 chỉ tiêu, trong đó bao gồm các chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu hữu cơ,…. Cụ thể như sau:
- Hoạt động học tập và giảng dạy của sinh viên ngành Môi trường. Với rất nhiều môn học với tỷ lệ thực hành chiếm đến 40-50%; sinh viên các Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường; Ngành Quản lý Môi trường được thực hành tay nghề tại các phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị cơ bản và hiện đại; Mỗi năm Phòng thí nghiệm Môi trường phục vụ khoảng 1500 buổi thực hành, thực tập của sinh viên với 4 phòng học và mỗi phòng khoảng 30 đến 35 sinh viên.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, đồ án tốt nghiệp: Sinh viên được thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng viên hướng dẫn và Hỗ trợ thực nghiệm từ các Cán bộ Tổ Quản lý Phòng thí nghiệm; Hiện nay, Phòng thí nghiệm Môi trường đang phục vụ cho việc triển khai 12 đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ; 4 đề tài nghiên cứu Khoa học cấp cơ sở; 20 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên mỗi năm và khoảng hơn 200 đề tài đồ án tốt nghiệp và luận văn cao học;
- Hoạt động dịch vụ: Phòng thí nghiệm Môi trường đã được công nhận PTN vận hành theo ISO/IEC 17025:2005 (VILAS 955). Cán bộ Tổ quản lý Phòng thí nghiệm Môi trường và các giảng viên trong khoa cùng các em sinh viên năm cuối, học viên cao học thường xuyên tham gia các hoạt động dịch vụ như: Lấy mẫu khí, đo đạc và kiểm tra khí thải, quan trắc và phân tích môi trường nước; Quan trắc và phân tích môi trường đất, trầm tích; Quan trắc chất thải rắn. Công ty Hiztachi Zosen – Nhật Bản là một đối tác chiến lược của Phòng thí nghiệm trong lĩnh vực Lấy mẫu, phân tích chất thải rắn; quan trắc khí thải và quan trắc nước thải.
+ Quan trắc khí: lấy mẫu môi trường không khí xung quanh; quan trắc và lấy mẫu khí thải. Các chỉ tiêu thực hiện bao gồm: Bụi lơ lửng; Bụi PM10, bụi PM2,5; SO2, NO2, CO, NH3, O3, VOCs, PAHs,....
+ Quan trắc nước và nước thải: Lấy mẫu nước; đo nhanh các chỉ tiêu hiện trường và phân tích trong PTN: Clorua, DO, COD, BOD, độ cứng, độ kiềm, amoni, nitrit, nitra, N tổng số, Photphat, P tổng số, phenol, tổng dầu mỡ, Hóa chất BVTV; kim loại và kim loại nặng.
+ Quan trắc môi trường đất, trầm tích: Lấy mẫu đất, trầm tích; xử lý sơ bộ mẫu; phân tích xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất (N, P, K, mùn, chất hữu cơ); xác định kim loại trong trầm tích, đất; xác định các chất POPs.
+ Xử lý mẫu và phân tích kim loại nặn, các hợp chất POPs trong đối tuoengj mẫu sinh học;
+ Lấy mẫu chất thải rắn; phân loại thành phần chất thải rắn; phân tích thành phần vật lý của CTR: độ ẩm, độ tro, nhiệt trị; Phân tích thành phần hóa học CTR: C, H, O, S, N, Cl, kim loại...
.