Chuyển tới nội dung

Giới thiệu Bộ môn Độc học và Quan trắc Môi trường

04.09.2023

BỘ MÔN ĐỘC HỌC VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

(Department of Environmental Toxicology and Monitoring)

KHOA MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

1.     Giới thiệu chung

Bộ môn Độc học và Quan trắc Môi trường được thành lập theo quyết định số 462/QĐ-TĐHHN ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Bộ môn Độc học và Quan trắc Môi trường là đơn vị quản lý chuyên môn về đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các lĩnh vực như Độc học Môi trường, Quan trắc môi trường, Hóa học phân tích, Hóa kỹ thuật Môi trường, Vi sinh kỹ thuật môi trường, Thông tin môi trường, … của khoa Môi trường thuộc trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

2.     Đội ngũ cán bộ

2.1. Lãnh đạo Bộ môn

- Trưởng Bộ môn: TS. Lê Thanh Huyền

- Phó Trưởng Bộ môn: TS. Trịnh Thị Thủy

2.2. Các cán bộ

 

STT

HỌ VÀ TÊN

HỌC HÀM, HỌC VỊ

GHI CHÚ

1

Bùi Thị Thư

Tiến sĩ

 

2

Mai Văn Tiến

Tiến sĩ

 

3

Nguyễn Thị Phương Mai

Tiến sĩ

 

4

Lê Thu Thủy

Tiến sĩ

 

5

Phạm Phương Thảo

Thạc sĩ

 

6

Trịnh Kim Yến

Thạc sĩ

 

7

Đỗ Thị Hiền

Thạc sĩ

 

8

Nguyễn Thành Trung

Thạc sĩ

 

9

Trịnh Thị Thắm

Phó giáo sư - Tiến sĩ

 

10

Phạm Bá Việt Anh

Tiến sĩ

 

 

3.     Chức năng, nhiệm vụ

·Đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, hướng chủ đạo chuyên sâu đào tạo của bộ môn về Giám sát chất lượng môi trường và Kiểm soát môi trường công nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho đất nước.

+    Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của các môn học trong chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm.

+    Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học.

·Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.

4.     Lĩnh vực hoạt động

·Đào tạo  kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, hướng chủ đạo chuyên sâu đào tạo của bộ môn về Giám sát chất lượng môi trường và Kiểm soát môi trường công nghiệp.

·Thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực:

+     Quan trắc và nghiên cứu đặc điểm phân bố của các chất ô nhiễm (kim loại nặng, chất hữu cơ khó phân hủy) trong môi trường nước, không khí, đất, trầm tích nhằm phục vụ việc giám sát môi trường, từ đó có thể giải thích nguyên nhân, dự báo ô nhiễm và đề xuất biện pháp xử lý khắc phục.

 

Bài viết khác