Chuyển tới nội dung

Đào tạo cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường

05.05.2021

1. Mục tiêu đào tạo

- Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường có kiến thức cơ sở, chuyên môn và kỹ năng thực hành về quản lý môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên. Có kiến thức và năng lực vững vàng về lý thuyết lẫn thực hành đáp ứng yêu cầu của việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế; có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân.

- Mục tiêu cụ thể:

Đào tạo cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường có những kiến thức, kỹ năng, cụ thể như sau:

+ Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; nắm vững hệ thống cơ sở pháp lý về tài nguyên môi trường và có kiến thức thực tế để giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về tổ chức quản lý, điều hành nhằm giám sát và kiểm soát các vấn đề liên quan tới tài nguyên và môi trường bằng hệ thống các công cụ khác nhau; có khả năng tự nghiên cứu, phát triển kiến thức mới và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

+ Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đa dạng sinh học; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền; Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;

+ Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

+ Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân; có khả năng tìm việc làm, có sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

+ Đủ khả năng học tập lên trình độ cao hơn.

2. Vị trí việc làm

- Chuyên viên quản lý nhà nước về môi trường tại cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp: Bộ, Sở, Phòng liên quan đến môi trường; cán bộ địa chính môi trường cấp xã.;

- Cán bộ làm công tác quản lý môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nói chung và quản lý, xử lý môi trường nói riêng (Nhân viên ISO, 5S; Nhân viên HSE; Nhân viên quản lý môi trường tại các doanh nghiệp…);

- Cán bộ làm dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực: Thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư; Giám sát môi trường cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội; Chi trả dịch vụ môi trường và hệ sinh thái; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; Bảo vệ môi trường, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông về môi trường và tài nguyên sinh vật; Phát triển sinh kế cộng đồng…;

- Cán bộ làm trong các cơ quan nhà nước: Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Sở Tài nguyên và môi trường, Ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…;

- Cán bộ làm việc tại các tổ chức trong nước, quốc tế, liên chính phủ và phi chính phủ liên quan đến bảo tồn;

- Cán bộ nghiên cứu tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu về môi trường và tài nguyên sinh vật;

- Cán bộ làm việc và nghiên cứu tại các cơ quan quản lý Nhà nước về địa chất và quản lý tài nguyên khoáng sản như: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố và địa phương; Các Liên đoàn địa chất và tài nguyên khoáng sản; Các tổ chức tư vấn hoạt động trong các lĩnh vực quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ; Các dự án liên quan đến quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản; Các viện nghiên cứu và các trường đại học chuyên ngành tài nguyên và khoáng sản…

Bài viết khác