Chuyển tới nội dung

Giới thiệu Tổ quản lý phòng thí nghiệm

04.05.2020

TỔ QUẢN LÝ PHÒNG THÍ NGHIỆM

(Environmental Laboratory)

KHOA MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ, giảng viên Tổ quản lý phòng thí nghiệm, Khoa Môi trường

Phòng thí nghiệm Khoa Môi trường đạt chuẩn VILAS

1. Giới thiệu chung

         Tổ Quản lý Phòng Thí nghiệm Môi trường – Khoa Môi trường được thành lập năm 2013 theo Quyết định số 2083/QĐ – TĐHHN ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

       Tổ quản lý Phòng thí nghiệm Môi trường có tên giao dịch tiếng Anh Environmental Laboratory (ENVILAB), là một tổ chuyên trách trực thuộc Khoa Môi trường có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề thực nghiệm cho sinh viên thuộc các ngành học Khoa Môi trường, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ của giảng viên và sinh viên; thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực môi trường. Bên cạnh đó, Phòng thí nghiệm Môi trường có chức năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động quan trắc và phân tích môi trường, hoạt động khoa học công nghệ; thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật phân tích môi trường và quản lý phòng thí nghiệm môi trường.

2. Đội ngũ cán bộ

 

STT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Ghi chú

1

Nguyễn Thành Trung

Thạc sỹ

 

2

Kiều Thị Thu Trang

Thạc sỹ

 

3

Lê Văn Sơn

Thạc sỹ

 

4

Bùi Thị Phương

Thạc sỹ

 

 

3. Cơ sở vật chất

          Hiện nay, Phòng thí nghiệm môi trường có 09 Phòng, với rất nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác đào tạo đại học, cao học và các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, dự án và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực môi trường.

Tên Phòng thí nghiệm

Trang thiết bị và chức năng

Hình ảnh minh họa

Phòng Quản lý hồ sơ, dữ liệu QA/QC

- Quản lý và lưu giữ hồ sơ tài liệu về hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ theo ISO/IEC 17025:2005;

- Duy trì và đảm bảo chất lượng cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực môi trường

Phòng Phân tích hiện đại

Các thiết bị hiện đại gồm có:

- Sắc ký khí GC/ECD-FID-TSD;

- Sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS)

- Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS – Ngọn lửa, Hóa hơi lạnh, Lò Graphit)

- Quang phổ phát xạ plasma (ICP-OES)

- Sắc ký ion (IC)

- Sắc ký lỏng cao áp (HPLC)

- Thiết bị đo nhanh TOC, TNB

- Thiết bị Quang phổ  hấp thụ phân tử (UV-VIS)

- Thiết bị chuẩn độ điện thế;

- Thiết bị cực phổ cho phân tích kim loại

Chức năng: Phục vụ các hoạt động học tập (thực hành, thực tập các môn học Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường; đánh giá hiệu quả của các quá trình xử lý); Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên; thực hiện các hoạt động dịch vụ

Phòng thực hành Công nghệ Môi trường

- Thiết bị đo nhiệt trị

- Mô hình lọc trao đổi cation và anion

- Pilot  xử lý khí thải bằng vật liệu hấp phụ

- Pilot  xử lý bùn hoạt tính

- Thiết bị Jartest PEFC

- Pilot xử lý nước bằng phương pháp kỵ khí PDANC

- Pilot  xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí PDAC

Chức năng: Phục vụ các hoạt động học tập (thực hành, thực tập các môn học Công nghệ môi trường; Vận hành hệ thống xử lý; Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại); Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên; thực hiện các hoạt động dịch vụ

 

Phòng Phân tích vi sinh

- Các loại Kính hiển vi

- Nồi hấp

- Tủ vô trùng;

- Tủ cấy vi sinh

Chức năng: Phục vụ các hoạt động học tập (thực hành, thực tập môn học Vi sinh kỹ thuật môi trường); Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên; thực hiện các hoạt động dịch vụ

 

Phòng Bảo quản và xử lý mẫu

- Bảo quản mẫu: Tủ lạnh thường, tủ lạnh đông sâu

- Xử lý mẫu cho phân tích: Bộ phát mẫu Nitơ; Bộ Chiết Soxhlet; Bộ Cất quay chân không; Máy ly tâm; máy siêu âm; Lò vi sóng phá mẫu; Bộ chiết pha rắn

Chức năng: Bảo quản mẫu sau khi lấy mẫu từ hiện trường; xử lý sơ bộ mẫu; xử lý mẫu đất, nước, trầm tích, trước khi quan trắc;

Phòng Xử lý mẫu và thiết bị quan trắc

- Các thiết bị quan trắc khí: Máy lấy bụi Shibata; Máy lấy mẫu khí Kimoto; Máy đo khí thải Testo; Máy đo nhanh bụi

- Các thiết bị quan trắc nước: Thiết bị lấy mẫu nước chuyên dụng; Máy đo nhanh đa chỉ tiêu Toa; Máy đo nhanh Hach; Thiết bị đo độ dẫn, Thiết bị đo độ đục;

- Các thiết bị quan trắc đất: Bộ khoan lấy mẫu theo độ sâu; Thiết bị đo độ ẩm của đất;

- Các thiết bị khác: Thiết bị đo hoạt độ phóng xạ; thiết bị đo độ ồn; Thiết bị đo độ rung

Chức năng: Bảo quản, lưu giữ và bảo dưỡng các thiết bị quan trắc hiện trường; đo nhanh các chỉ tiêu trong quá trình thực hành, thực tập

Phòng Phân tích Môi trường

- Bếp phá mẫu COD; Tủ ủ BOD; Máy cất nước hai lần; thiết bị cất nước deion; Tủ sấy

- Các thiết bị phân tích cơ bản

Chức năng: Phục vụ hoạt động học tập (Các giờ thực hành, thực tập); Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên; thực hiện các hoạt động dịch vụ

Phòng Phân tích cơ bản

- Cân phân tích;

- Tủ sấy;

- Lò nung

Chức năng: Phục vụ hoạt động học tập (Các giờ thực hành, thực tập); Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên; thực hiện các hoạt động dịch vụ

Phòng Hóa chất

Chức năng: Lưu giữ hóa chất gốc; hóa chất pha loãng phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và dịch vụ theo đúng quy tắc an toàn

Kho chứa chất thải thí nghiệm Môi trường

Thu gom và lưu giữ chất thải phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động thí nghiệm; Ký kết hợp đồng xử lý chất thải với Công ty có đầy đủ chức năng nhiệm vụ

 

 

4. Các hoạt động chính

Phòng thí nghiệm Môi trường hoạt động theo Quy định chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TĐHHN ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Cụ thể như sau:

- Hoạt động học tập và giảng dạy của sinh viên ngành Môi trường. Với rất nhiều môn học với tỷ lệ thực hành chiếm đến 40-50%; sinh viên các Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường; Ngành Quản lý Môi trường được thực hành tay nghề tại các phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị cơ bản và hiện đại; Mỗi năm Phòng thí nghiệm Môi trường phục vụ khoảng 1500 buổi thực hành, thực tập của sinh viên với 4 phòng học và mỗi phòng khoảng 30 đến 35 sinh viên.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, đồ án tốt nghiệp: Sinh viên được thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng viên hướng dẫn và Hỗ trợ thực nghiệm từ các Cán bộ Tổ Quản lý Phòng thí nghiệm; Hiện nay, Phòng thí nghiệm Môi trường đang phục vụ cho việc triển khai 12 đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ; 4 đề tài nghiên cứu Khoa học cấp cơ sở; 20 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên mỗi năm và khoảng hơn 200 đề tài đồ án tốt nghiệp và luận văn cao học;

- Hoạt động dịch vụ: Phòng thí nghiệm Môi trường đã được công nhận PTN vận hành theo ISO/IEC 17025:2005 (VILAS 955). Cán bộ Tổ quản lý Phòng thí nghiệm Môi trường và các giảng viên trong khoa cùng các em sinh viên năm cuối, học viên cao học thường xuyên tham gia các hoạt động dịch vụ như: Lấy mẫu khí, đo đạc và kiểm tra khí thải, quan trắc và phân tích môi trường nước; Quan trắc và phân tích môi trường đất, trầm tích; Quan trắc chất thải rắn. Công ty Hiztachi Zosen – Nhật Bản là một đối tác chiến lược của Phòng thí nghiệm trong lĩnh vực Lấy mẫu, phân tích chất thải rắn; quan trắc khí thải và quan trắc nước thải.

+ Quan trắc khí: Lấy mẫu môi trường không khí xung quanh; quan trắc và lấy mẫu khí thải. Các chỉ tiêu thực hiện gồm: Bụi lơ lửng; Bụi PM10, PM2.5; SO2, NO2, CO, NH3, O3, VOCs, PAHs,…

+ Quan trắc nước và nước thải: Lấy mẫu nước; đo nhanh các chỉ tiêu tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Clorua, DO, COD, BOD, độ cứng, độ kiềm, amoni, nitrat, nitrit, N tổng số, Photphat, P tổng số, phenol, tổng dầu mỡ, Hóa chất bảo vệ thực vật; kim loại và kim loại nặng

+ Quan trắc môi trường đất, trầm tích: Lấy mẫu đất, trầm tích; xử lý sơ bộ mẫu; phân tích xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất (N, P, K, mùn, chất hữu cơ); xác định kim loại trong trầm tích, đất; xác định hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV); xác định các chất POPs

+ Xử lý mẫu và phân tích kim loại nặng, các hợp chất POPs trong đối tượng mẫu sinh học;

Bài viết khác